Các chế độ toàn trị Chủ_nghĩa_toàn_trị

Cuộc biểu dương lực lượng của Nazi ở BerlinDiễn hành của Stalin 1953, Dresden

Tùy theo mô hình chủ nghĩa toàn trị mà một nước có thể bị xem là theo chế độ toàn trị. Các chế độ mà thường được xem là toàn trị trong đó có:

Chủ nghĩa phát xít: các nước Đức, Ý, Nhật trong thập niên 1930, 1940 thế kỷ XX

Chủ nghĩa Cộng sản: Liên Xô và các nước vệ tinh ở Khối phía Đông trong thời kỳ chủ nghĩa Stalin; các nước cộng sản phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào.

  • Cộng hòa Dân chủ Đức: Tranh cãi, là từ này có thể được dùng cho chế độ Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR). Eckhard Jesse (1994) đã dùng quan niệm của Juan José Linz, mà đã dựa vào một số đặc điểm để phân biệt giữa chế độ độc tài toàn trị và chế độ chuyên chế, để tìm hiểu về chế độ DDR. Theo ông, DDR dưới thời Walter Ulbricht là một chế độ toàn trị. Dưới thời Erich Honecker, DDR đã bớt ý thức hệ hóa ngay cả trong đảng Xã hội Thống nhất Đức (SED), cũng như bớt huy động quần chúng nên đã trở thành một chế độ chuyên chế.[2]
  • Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Điều 4 Hiến pháp năm 1980 quy định "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Marx - Lenin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội."[3] Đảng cộng sản Việt Nam quyết định nhân sự mọi chức vụ cấp cao trong bộ máy chính quyền, trong quân đội cũng như trong các cơ quan truyền thông, các tổ chức quần chúng, các cơ quan học thuật.[4]